HIGNLAND PEARL CORPORATION
VÙNG NGUYÊN LIỆU
Cây cà phê đa số được trồng trong “Vành đai Cà phê”, nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới cần thiết cho sự phát triển của cây cà phê.
Cà Phê Specialty thường được trồng ở ba châu lục: Nam và Trung Mỹ, Châu Á và Châu Phi.
Ở Việt Nam, cà phê đã theo chân các giáo sĩ Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ 19, ban đầu phân bố ở vùng núi phía Tây Bắc, sau đó là đến Tây Nguyên và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Ngoài tính chất chung đậm vị, đậm hương của cà phê Robusta và Arabica, mỗi vùng đất còn cho một hương vị cà phê quyến rũ riêng tùy thuộc vào hương thổ của nơi đó, có 3 vùng trồng café chính ở Việt Nam:
- Vùng trồng café Tây Bắc, nơi có lịch sử trồng café Arabica cả trăm năm. Đây là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh với khí hậu lạnh, lượng mưa lớn nhưng mùa khô không rõ rệt là lợi thế phát triển café Arabica có hương vị rất đặc trưng, tiêu biểu phải kể đến Điện Biên & Sơn La, Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, đại bản doanh café Việt Nam là Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum…) Dải đất này có độ cao khoảng 500 – 600 m so với mực nước biển, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, nơi đây còn được gọi là Cao Nguyên Trung Phần, rất thích hợp với cà phê Robusta và một số loại cây công nghiệp khác như Tiêu, Ca Cao.
Đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới. - Tuy cùng nằm trên dải đất Tây Nguyên nhưng cà phê Cầu Đất tỉnh Lâm Đồng lại có sự khác biệt hẳn. Ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, có nhiều vùng đồi dốc thoai thoải cùng khí hậu mát mẻ, những vùng đất này của Lâm Đồng là nơi chốn đắc địa, lý tưởng nhất cho giống Arabica phát triển và sản sinh ra những hạt cà phê có chất lượng vào hàng ngon nhất nhì thế giới. Đó là hương thơm quyến rũ của cà phê Arabica vốn được thế giới ưa chuộng.
Đặc biệt, cà phê Cầu Đất được xem như “Bà Hoàng” của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó. - Quảng Trị và Nghệ An vùng đất có café Arabica với hương thơm sâu lắng, nếu nói đến vùng đất trồng cà phê Arabica nhiều thì không thể bỏ qua hai nơi này. Khe Sanh (Quảng Trị) và Phủ Quỳ (Nghệ An) cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít), vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Tuy không có vị ngọt đậm chất như Bourbon nhưng Catimor lại có hương thơm sâu lắng và vị chát, mặn cực tuyệt.
Hạt Ngọc Cao Nguyên có trụ sở chính và vườn café tại Buôn Ma Thuột, có vùng nguyên liệu ở các vùng lân cận như Đắk Mil (Đắk Nông), Đắk Hà (Kon Tum), Chư Sê (Gia Lai), Cầu Đất (Lâm Đồng)….Ngoài ra, các thành viên của HNCN cũng tìm tới Khe Sanh (Quảng Trị) hay đi xa hơn tới các vùng núi Tây Bắc để đem về những hạt café ngon nhất và những sản vật nơi đó…..